Ở giai đoạn đầu, gai cột sống có thể không gây triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh không chỉ phải chịu đựng những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn là mất khả năng lao động hoàn toàn.
Gai cột sống ảnh hưởng tới sinh hoạt như thế nào?
Xem thêm: hat duoi
uoi
Gai cột sống được hình thành do sự phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng và đối tượng bị tấn công chủ yếu là nam giới. Lý giải về nguyên nhân dẫn tới gai cột sống, các chuyên gia cho biết: chính quá trình thoái hóa cột sống khiến sụn khớp bị bào mòn, mất dần đi, từ đó, thành phần cấu tạo xương biến đổi và khả năng vôi hóa (gai hóa) cột sống cũng tăng lên. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng được xem là hậu quả của nhiều yếu tố khác như: bệnh viêm cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với cột sống…
Xem thêm: hat duoi uoi chua gai cot song
Thông thường, khi ở giai đoạn nhẹ, người bệnh rất khó thấy được triệu chứng của gai cột sống. Tuy nhiên, khi bệnh nặng dần, trong sinh hoạt hàng ngày, sự tiếp xúc giữa gai cột sống và các xương khác hoặc phần mềm ở xung quanh khớp (dây chằng, rễ thần kinh) sẽ gây cho người bệnh cảm giác đau tại vị trí mọc gai. Cơn đau có thể lan tỏa sang xung quanh, gây cảm giác tê bì, tê tay, chân,… Bước sang giai đoạn nặng, bệnh có thể gây đau tê ở cổ lan sang hai tay (gai đốt sống cổ); đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân (gai đốt sống thắt lưng)... do đó, làm giảm sút khả năng vận động của người bệnh, thậm chí là tàn phế.
Trong điều trị gai cột sống, người bệnh thường sử dụng nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ… Bên cạnh đó, người bị gai cột sống có thể kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, vật lý trị liệu hoặc dùng một số dụng cụ nâng đỡ như đai đeo cổ... Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu tê chân, tay, rối loạn đại - tiểu tiện. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, gai xương vẫn có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.
Xem thêm: hat duoi uoi chua benh gi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét