Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của
Việt Nam và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên
thế giới. Gấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis, thuộc họ
bầu, bí. Người Việt thường dùng loại quả này thổi xôi để xôi có màu đỏ
đẹp. Ngoài ra, gấc còn chứa nhiều chất tuyệt vời, được sử dụng trong y
học và làm đẹp.
>>>>hat duoi uoi
Gấc chứa những loại chất dinh dưỡng tuyệt vời rất tốt cho sức khỏe
Cụ thể, trong quả gấc có 4 chất vô cùng quan trọng là beta-caroten, lycopen, alphatocopherol và các chất béo thực vật.
Hàm lượng beta-caroten trong gấc có tỷ
lệ cao gấp đôi cà rốt – loại củ nổi tiếng có hàm lượng beta-carotene
cao. Beta-carotene là tiền sinh tố của vitamin A, khi vào cơ thể sẽ
chuyển thành vitamin A, rất tốt cho mắt. Beta-carotene có tác dụng phòng
chữa các bệnh về mắt, giúp mắt sáng, làm tăng khả năng miễn dịch và
phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ. Chất này còn giúp phòng chữa viêm gan,
ung thư gan.
Gấc còn chứa hàm lượng cao lycopen. Chất
này có khả năng chống oxy hóa rất cao, giúp giữ ẩm, làm sáng da.
Lycopen còn giúp hạ cholesterol & lipit máu nên rất tốt đối với
những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường. Các nghiên cứu còn cho thấy,
lycopen trong dầu gấc giúp phòng chữa ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến
tiền liệt ở nam giới.
Nhóm chất quan trọng thứ 3 trong gấc là
alphatocopherol. Đây là một nguồn vitamin E thiên nhiên, có tác dụng
làm giảm 95% sự gia tăng các tế bào ung thư, nhất là ung thư vú và ung
thư buồng trứng. Chất alphatocopherol còn giúp da mềm mại, chống nám,
sạm da, ngăn ngừa khô, xơ tóc. Chất này cũng giúp cải thiện tình trạng
sinh dục, hỗ trợ điều trị vô sinh.
Các axit béo thực vật có trong gấc chính
là môi trường cần thiết để hòa tan các vitamin. Cụ thể, cơ thể con
người muốn sử dụng được các vitamin phải đưa vào cơ thể một lượng chất
béo nhất định để hòa tan chúng. Quả gấc không những rất giàu vitamin mà
còn chứa các chất béo cần thiết để hòa tan vitamin, giúp cơ thể hấp thu
được toàn bộ các chất dinh dưỡng quý báu này. Trong khi đó, các loại rau
quả bình thường không có các chất béo này.
Sử dụng "loại quả đến từ thiên đường" như thế nào?
Từ quả gấc, người ta tinh chế ra dầu
gấc. Dầu gấc được dùng như một loại thuốc bồi dưỡng cơ thể và bổ sung
Vitamin A hiệu quả nhằm chữa bệnh khô mắt. Dầu gấc cũng dùng để bôi vết
thương, vết bỏng, giúp nhanh chóng lên da non và liền sẹo.
Dầu gấc là nguồn nguyên liệu cho công
nghiệp thực phẩm, dược phẩm để sản xuất ra các loại màu thực phẩm tự
nhiên, thực phẩm chức năng chống suy dinh dưỡng, chống lão hoá. Dầu gấc
còn là nguyên liệu rất quý cho ngành công nghiệp mỹ phẩm, sản xuất các
sản phẩm làm đẹp da.
Trong bối cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm
đang bị đe dọa như hiện nay, quả gấc càng xứng đáng với cái tên “loại
quả đến từ thiên đường” bởi nó rất sạch. Gấc chín trên giàn cao, cách li
với các loại tác nhân độc hại dưới mặt đất. Gấc lại là loài cây rất dễ
trồng, người dân Việt Nam thường không cần phải phun thuốc bảo vệ thực
vật hay dùng các loại phân bón hóa học. Các chất dinh dưỡng quan trọng
nhất của quả gấc còn được bao bọc bởi lớp cùi rất dày nên càng không có
nguy cơ bị tác động bởi các yếu tố độc hại bên ngoài.
Không chỉ thịt gấc có tác dụng, hạt gấc
cũng có những công dụng rất thần kỳ trong việc chữa bệnh. Đông y gọi hạt
gấc là "mộc miết tử", có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, có tác
dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng. Hạt gấc được dùng trong những trường hợp
người bị ngã, bị thương, phụ nữ sưng vú, hậu môn sưng thũng.
Nhiều gia đình có chặt đôi hạt gấc mài
với ít rượu hoặc giấm thanh rồi dùng hỗn hợp này bôi lên chỗ sưng tấy do
mụn nhọt, sưng quai bị, hiệu quả thấy rõ. Có người giã nhân hạt gấc với
một ít rượu, đắp lên chỗ vú sưng, cứ đắp liên tục, thay thuốc 1
lần/ngày, rất chóng khỏi.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng hạt gấc có chứa độc chất nên không được sử dụng tùy tiện, quá liều
lượng khi chưa có sự tư vấn của thầy thuốc.
Phương Linh
(Theo Congluan)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét