Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam, đu đủ có
tên khoa học là Carica papaya L., thuộc họ đu đủ Caricaceae.
>>>hat duoi uoi
Đu đủ mọc trong tự nhiên, cây cao đến 10 m. Lá mọc phía trên ngọn, so
le, có cuồng dài, mỗi phiến lá chia làm 8-9 thùy sâu, mỗi thùy lại khía
thêm như bị xẻ rách. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành xim ở nách các lá già.
Có cây mang cả hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính, có cây mang hoa cái
và hoa lưỡng tính. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, có cuống rất dài. Cụm
hoa cái gồm 2-3 hoa. Quả mọng to, thịt quả dày, trong ruột có nhiều hạt
đen.
Cây đu đủ thích nghi với nhiều loại đất từ vùng thấp đến vùng cao. Cây có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới châu Mỹ. Do dễ trồng và chăm sóc nên loài cây này có mặt ở khắp mọi nơi. Bộ phận thường dùng là quả và lá non. Thu hoạch quả khi chín, còn lá hái bất cứ khi nào khi cần.
Quả đu đủ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thực, khu trùng, tiêu
thũng giải độc, thông nhũ giáng áp. Loại trái cây này có tác dụng trị
tiêu hóa bất lương, giun kim, giun đũa, ung tiết thũng độc, đòn ngã
sưng đau, eczame, rết cắn, sau khi đẻ thiếu sữa, lỵ, cao huyết áp, đại
tiểu tiện không thông. Lá dùng trị gãy xương, mụn nhọt độc lở loét. Quả chín dùng để ăn tươi từ 30 đến 60 g, quả xanh sắc uống. Có thể chiết dịch dùng ngoài hoặc nấu lấy nước rửa. Lá giã đắp dùng ngoài.
Phân tích dược lý cho thấy quả đu đủ chứa carpaine, papain,
renni. Quả chín vàng chứa cryptoxanthin, violaxanthin, β-caroten,
ˠ-caroten, cryptoxathin monoeposide. Quả chín đỏ cũng chứa lycopene. Hạt
chứa benzylisothiocyanate, carposide. Lá chứa carpaine, pseudocarpaine
và vitamin E 36mg%.
Carpaine có hoạt tính kháng ung thư cực mạnh đối với tế bào bạch huyết
dạng lympho (L1210), hoạt tính kháng ở mức độ tương thích đối với tế bào
P388 trong bệnh bạch huyết dạng lympho và tế bào u bướu “EA”. Carpaine
có tác dụng ức chế nhẹ đối với trực khuẩn kết hạch, có tác dụng tiêu
diệt đối với nguyên trùng Amoeba. Papain có thể hỗ trợ tiêu hóa protein.
Tiến sĩ Chi giới thiệu một số bài thuốc hay từ cây đu đủ như sau:
1. Di, mộng, hoạt tinh: Chọn quả đu đủ bằng bắp tay, khoét cuống, cho
thêm 2 cục đường phèn vào, lắp cuống, gạt lửa than nướng chín, đem bóc
vỏ da xanh bên ngoài, ăn lớp thịt bên trong và cả hạt. Chỉ cần ăn từ một
đến 2 quả là thấy kết quả.
2. Chữa u, đặc biệt là ung thư vú: Hái lá lẫn cuống đu đủ tươi, cho và
nồi thêm nước nấu sôi, để nguội, chiết nước đặc uống, cũng có thể nấu
thành nước cô đặc. Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần một chén to (300 ml).
Uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, mỗi lần một muỗng. Kết hợp
với chiếu tia X-quang và uống bột củ tam thất thì hiệu quả càng nhanh.
Nước lá đu đủ đắng nhưng phải uống liên tục 15-20 mới có kết quả.
3. Chữa sai khớp - bong gân: Đu đủ xanh, lá na, mỗi vị 10 g. Muối ăn và
vôi tôi, mỗi vị 5 g. Tất cả đem giã nhỏ cho vào gạc đắp lên chỗ sưng
đau.
4. Thuốc lợi sữa: Đu đủ xanh 50 g, lá sung 50 g, chân giò lợn một cái,
gạo nếp 100 g. Đu đủ gọt vỏ bỏ hạt, thái nhỏ, lá sung thái nhỏ, chân giò
lợn rủa sạch, chặt nhỏ, hầm với gạo nếp, dùng ăn trong ngày, chia làm 2
lần. Duy trì dùng trong vài ngày.
5. Rắn độc: Lá đu đủ, rễ chỉ thiên, lá hoặc quả ớt, mỗi vị 50 g. Tất cả
rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống, lấy bã đắp vào vết cắn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét